TRÁI PHIẾU LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU

Trái phiếu là gì

Cổ phiếu và trái phiếu đều là những công cụ giúp doanh nghiệp huy động vốn nhanh chóng. Chúng ta thường được biết đến cổ phiếu nhưng trái phiếu còn có phần xa lạ. Vậy trái phiếu là gì và mang những điểm gì đặc biệt khiến những nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua; hay doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu phớt lờ? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây về trái phiếu.

Trái phiếu là gì
Trái phiếu là gì

1. Trái phiếu là gì?

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định: Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành”.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản trái phiếu như một chứng nhận ghi nợ của doanh nghiệp và kèm theo nghĩa vụ của doanh nghiệp. Đây là một kênh huy động vốn khá hiệu quả được các doanh nghiệp lựa chọn.

2. Đặc điểm trái phiếu

  • Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
  • Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể trái phiếu.
  • Người mua trái phiếu là người cho các doanh nghiệp tiến hành vay tiền và là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
  • Thu nhập từ trái phiếu là tiền lãi, khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
  • Trái phiếu là khoản nợ bắt buộc phải thanh toán, do đó các doanh nghiệp muốn giải thể hoặc tuyên bố phá sản phải hoàn tất các khoản nợ này theo quy định của pháp luật.
  • Trái phiếu mang tính ổn định và rủi ro thấp nhưng không có quyền hạn nhiều như người mua cổ phiếu.

3. Đối tượng được phát hành trái phiếu

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46; khoản 4 Điều 74; khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu theo luật định.

4. Phân loại trái phiếu

a. Phân loại theo người phát hành

  • Trái phiếu của doanh nghiệp
  • Trái phiếu của Chính phủ (Chính phủ phát hành trái phiếu với mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế –  xã hội)
  • Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng

b. Phân loại lợi tức trái phiếu

  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi (gọi là lãi suất thả nổi). Đó là trái phiếu mà lợi tức sẽ được trả trong những kỳ có sự khác nhau.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không. Đó là oại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi. Nhưng được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn
  • Trái phiếu có lãi suất cố định. Loại trái phiếu mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

c. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

  • Trái phiếu bảo đảm (là trái phiếu mà người phát hành sử dụng một tài sản có giá trị làm vật bảo đảm cho việc phát hành).
  • Trái phiếu không bảo đảm (là trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của người phát hành trái phiếu).

5. Điều kiện phát hành trái phiếu

a. Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền

  • Doanh nghiệp phát hành: công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
  • Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
    • Nếu doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp)
    • Thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp)
    • Thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp)
    • Thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty),
    • Thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty).
  • Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP.
  • Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 163/2018//NĐ-CP, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.
  • Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định 163/2018/NĐ-CP;
  • Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định 163/2018/NĐ-CP;
  • Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
  • Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
  • Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu kh ng phải đáp ứng quy định tại điểm i và điểm k khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2018 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 81/2020/NĐ-CP).

b. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền

  • Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần;
  • Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 81/2020/NĐ-CP).
  • Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền;
  • Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng;
  • Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

6. Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

a. Giống nhau

  • Điều là phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
  • Điều là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.

b. Khác nhau

Tiêu chí Trái phiếu Cổ phiếu
Bản chất Là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. Là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.
Chủ thể có thẩm quyền phát hành Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn Chỉ có Công ty cổ phần
Tư cách chủ sỡ hữu Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty. Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần
Quyền của chủ sở hữu Người sở hữu trái phiếu do công ty phát hành được trả lãi định kì, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần trở thành cổ đông của công ty và tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ, họ có những quyền khác nhau trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần được chia lợi nhuận (hay còn gọi là cổ tức)
Thời gian sở hữu Có một thời hạn nhất định được ghi trong trái phiếu. Không có thời hạn cụ thể
Hệ quả của việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu Kết quả của việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Kết quả của việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN