Tính Lương Cho Người Nước Ngoài Như Thế Nào Năm 2023

Tính lương cho người nước ngoài

Doanh nghiệp có các kỹ sư và chuyên gia người nước ngoài làm việc, làm cách nào để Tính lương cho người nước ngoài hiệu quả và đúng luật? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng chiaseluat nha

1. Người nước ngoài là gì? Khái niệm người nước ngoài

Cơ sở pháp lý về người nước ngoài:

  • Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam.
  • Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định: Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
  • Luật Đầu tư năm 2014 quy định chung về nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Trong bài viết này, nội dung về người nước ngoài sẽ không đề cập đến đối tượng người không có quốc tịch hoặc những người chỉ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại Việt Nam mà sẽ đề cập chính đến đối tượng là người nước ngoài đang cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam

người nước ngoài là gì
người nước ngoài là gì

a. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là người:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong 02 trường hợp sau:
    • Có nơi ở thường xuyên: là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
    • Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế

b. Người nước ngoài là cá nhân không cư trú tại Việt Nam

  • Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú.

c. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP người lao động nước ngoài là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động.
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
  • Chào bán dịch vụ.
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tình nguyện viên.
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Phúc lợi lao động và chế độ đãi ngộ cho nhân sự là người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hưởng mọi quyền lợi về lao động như người Việt Nam, không được có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người Việt Nam.

Ví dụ như: Quy định về lương thử việc thông thường là 85% hoặc cao hơn tuỳ vào thoả thuận của 2 bên. Chế độ này cũng tương tự đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Về mức lương tối thiểu người nước ngoài cũng được tính theo từng vùng như người Việt Nam, cụ thể sẽ dựa trên thông tin cư trú hoặc các thông tin chi tiết của nhân sự là người nước ngoài. Ngoài lương, người lao động nước ngoài hoàn toàn có thể nhận được thêm các khoản phụ cấp khác như người lao động Việt Nam.

Xem thêm: Dịch Vụ Tính Lương – Top 10 Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Ngay Hôm Nay

3. Người nước ngoài có thể nhận lương bằng ngoại tệ không?

Theo Điều 22 Chương IV Pháp lệnh ngoại hối quy định về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép., trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Tuy nhiên, Khoản 14 Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN cũng có nêu rõ: người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản/tiền mặt cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức đó.

người nước ngoài có thể nhận lương bằng ngoại tệ không
người nước ngoài có thể nhận lương bằng ngoại tệ không

Đồng thời, Khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định: Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

Do đó, căn cứ các quy định trên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trả lương cho người nước ngoài bằng ngoại tệthông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt (hình thức trả lương do 02 bên thỏa thuận với nhau).

Tuy nhiên các giao dịch thanh toán, quảng cáo được thực hiện bằng ngoại tệ là không được cho phép.

Điều 5 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định, cá nhân là công dân Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép chỉ được giao dịch mua bán ngoại tệ với mức 100 USD/1 người/1 ngày.

Nếu người nước ngoài muốn sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam nhiều hơn 100USD/1 người/1 ngày thì cần đổi sang Việt Nam Đồng để tránh vi phạm pháp luật

4. Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế khi tính lương cho người nước ngoài

4.1. Thu nhập chịu thuế khi tính lương cho người nước ngoài

  • Đối với cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

  • Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
  • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
  • Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau

Trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì có sự khác biệt 1 chút:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt ở Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

4.2. Thu nhập không chịu thuế khi tính lương cho người nước ngoài

  • Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động để khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
  • Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động.
  • Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
  • Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
  • Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động.
Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế khi tính lương cho người nước ngoài
Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế khi tính lương cho người nước ngoài

5. Quy định về BHXH và BHYT cho người nước ngoài

5.1 Quy định về Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp:

  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
  • Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Mức đóng BHXH dành cho Người lao động là người nước ngoài năm 2022 là:

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định:

Từ ngày 01/01/2022, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Quy định về BHXH và BHYT cho người nước ngoài
Quy định về BHXH và BHYT cho người nước ngoài

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ các khoản như sau:

  • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN);

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0.3%.

Tuy nhiên, căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021, doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/07/2021 đến hết 30/06/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

  • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.

Như vậy,  từ ngày 01/01/2022, người lao động nước ngoài phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất và người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bằng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

5.2. Quy định về Bảo hiểm Y tế của người nước ngoài tại Việt Nam

Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được xem là đối tượng phải tham gia BHYT, cụ thể mức đóng BHYT như sau:

  • Người lao động: 1,5% mức tiền lương tháng.
  • Người sử dụng lao động: 3% mức tiền lương tháng;

Căn cứ các quy định trên, từ ngày 01/01/2022, đơn vị sử dụng lao động và người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam trích đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN hàng tháng trên mức tiền lương tháng theo tỷ lệ:

Thời điểm đóng Người sử dụng lao động Người lao động Tổng
BHYT Ốm đau, thai sản TNLĐ, BNN Hưu trí, tử tuất BHYT Hưu trí, tử tuất
Từ 01/01/2022 30/6/2022: 3% 3% 0% 14% 1,5% 8% 29.5%
Từ ngày 01/7/2022 3% 3% 0.5% 14% 1.5% 8% 30%

Tương tự như lao động trong nước, bộ phận nhân sự có trách nhiệm hướng dẫn tới nhân sự nước ngoài về thủ tục nhận chế độ BHYT từ nhà nước Việt Nam, cùng với giấy tờ chứng từ cần phải nộp để đảm bảo có quyền lợi tốt nhất tới người lao động nước ngoài.

6. Quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho lao động nước ngoài

Quy định về mức tính thuế TNCN cho lao động nước ngoài gần như không có khác biệt nhiều so với người Việt Nam, cụ thể:

Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
  • Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

Như vậy, căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nước ngoài ký hợp đồng lao động chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng với điều điều kiện không có người phụ thuộc (tương tự lao động người Việt Nam)

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với người nước ngoài

  • Với cá nhân lưu trú tại Việt Nam

Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thuế suất x Thu nhập tính thuế

  • Đối với cá nhân không cư trú

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập tính thuế được xác định như sau

  • Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế

Thuế suất theo lũy tiến từng phần

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) Tính số thuế phải nộp (triệu đồng)
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 5 0 triệu đồng + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 đến 10 10 0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng 10% TNTT – 0,25 triệu đồng
3 Trên 10 dưới 18 15 0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng 15% TNTT – 0,75 triệu đồng
4 Trên 18 dưới 32 20 1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng 20% TNTT – 1,65 triệu đồng
5 Trên 32 đến 52 25 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng 25% TNTT – 4,75 triệu đồng
6 Trên 52 đến 80 30 9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng 30% TNTT – 9,75 triệu đồng
7 Trên 80 35 18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng 35% TNTT – 18,15 triệu đồng

7. Trợ cấp thôi việc đối với lao động là người nước ngoài

Mọi chế độ đối với lao động là người nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp Việt Nam đều sẽ được áp dụng tương tự như lao động người Việt Nam. Đối với những lao động người nước ngoài có thời gian làm việc tại doanh nghiệp ít nhất 12 tháng trở lên thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải chi trả trợ cấp thôi việc cho lao động là người nước ngoài đó.

Thời gian tính trợ cấp được tính bằng tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian mà người lao động đó tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Căn cứ tiền lương để tính trợ cấp thôi việc dựa trên tiền lương trung bình trong 6 tháng gần nhất trước khi người lao động nghỉ việc chính thức.

8. Các bước xây dựng bảng lương cho người nước ngoài

  • Bước 1 Xác định tổng thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = Tiền lương, tiền công + Tiền ăn + Phụ cấp điện thoại
  • Bước 2 Xác định các khoản không chịu thuế
  • Bước 3 Xác định tiền thuê nhà tính thuế

Tổng thu nhập không bao gồm tiền nhà =Tổng lương tháng+tiền ăn + tiền điện thoại

Tiền nhà tính thuế: =Min(15%*thu nhập không gồm tiền nhà, số tiền nhà doanh nghiệp đã trả thay cho người lao động)

Theo mục đ1 khoản 2 điều 2 TT111 – Các khoản thu nhập chịu thuế:

“Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.”

Ví dụ: Anh A tên Nakia

Lương cơ bản: 5.000.000đ

Phụ cấp chức vụ: 1.500.000

Phụ cấp thâm niên: 1.000.000

Phụ cấp hiệu suất làm việc: 2.000.000đ

Phụ cấp thuê nhà: 5.000.000đ

Phụ cấp cơm trưa: 680.000đ/ tháng

Phụ cấp trang phục: 416.000đ/ tháng

Tổng thu nhập: 15.596.000đ

Như vậy:

Tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 15.596.000 – 5.000.000 – (680.000 + 416.000) = 9.500.000 đồng

Tiền thuê nhà = 15% x 9.500.000 = 1.425.000 đồng

Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 9.500.000 + 1.425.000 = 10.925.000 đồng

Do đó, số tiền thuê nhà do công ty trả thay tính vào thu nhập chịu thuế là 1.425.000 đồng,

Phần còn lại (5.000.000 – 1.425.000 = 3.575.00 đồng) sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Trong trường hợp này thì anh Nguyễn Văn A không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

  • Bước 4 Xác định thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập không gồm tiền nhà+ tiền nhà tính thuế- các khoản giảm trừ
  • Bước 5: Xác định các khoản giảm trừ.

+ Bản thân : 11.000.000

+ Người phụ thuộc: 4.400.000/người/năm

+ Bảo hiểm bắt buộc : Theo mức đóng BHXH

Tổng giảm trừ :

  • Bước 6: Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế- Các khoản giảm trừ.

  • Bước 7: Xác định số thuế TNCN phải nộp

9. Tính lương cho người nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp cần tính lương cho người nước ngoài nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác nhất. Vui lòng tham khảo Dịch vụ tính lương cho người nước ngoài

Với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tính lương, thưởng, quản lý tiền lương, tính các khoản khấu trừ, BHXH, BHYT, thuế TNCN cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Đảm bảo mang đến cho quý khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng nhất

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN