Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Quy Định

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, việc xác định chính xác thẩm quyền của tòa án nhân dân có vai trò rất quan trọng. Xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp giúp cho việc thụ lý giải quyết vụ án được nhanh chóng đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm đạt hiệu quả tối đa.

Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo đó, Luật đất đai 2013 và các nghị định hướng dẫn sửa đổi đã quy định rõ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể:

1. Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

– Căn cứ pháp lý: Điều 202 Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP

– Theo đó, có 3 hình thức hòa giải tranh chấp gồm:

  • Tự hòa giải: các bên tự chủ động thương lượng với nhau
  • Hòa giải cơ sở : tổ hòa giải cơ sở sẽ trung gian giúp các bên hòa giải với nhau
  • Hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (bắt buộc các bên tham gia). Trong 45 ngày kể từ ngày nhận đơn giải quyết tranh chấp, UBND cấp xã sẽ thành lập hội đồng hòa giải gồm: Đại diện UBND, mặt trận tổ quốc, thành viên khác có liên quan,… Kết quả hòa giải phải được thể hiện bằng biên bản có chữ ký của các bên cũng như của Hội đồng hòa giải

Lưu ý: Tòa án và UBND cấp huyện trở lên không có quyền thụ lý những vụ việc tranh chấp nếu chưa được thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã

Như vậy, tùy thuộc vào hình thức hòa giải, tuy nhiên theo thủ tục bắt buộc thì thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp giải quyết. Có thể hiểu đơn giản thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai là việc xác định cơ quan nhà nước nào có quyền tổ chức hòa giải các vụ việc liên quan đến đất đai.

Đây là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện lên tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất 2021

– Căn cứ pháp lý: Điều 203 Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP

a. Trường hợp 1: Giải quyết tranh chấp tại tòa án

Điều kiện khởi kiện tranh chấp tại tòa án theo quy định pháp luật hiện hành:

  • Đã qua hòa giải tại UBND cấp xã không thành
  • Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

Điều kiện tòa án thụ lý vụ việc tranh chấp đất đai (quy định tại Điều 203 LĐĐ 2013)

  • Đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 LĐĐ 2013
  • Nếu đương sự không có giấy tờ kể trên nhưng lựa chọn giải quyết tại tòa
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

Theo quy định tại Luật đất đai 2013 và các văn bản luật liên quan, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án đã được mở rộng hơn so với trước kia. Nguyên nhân dễ hiểu đó là nhằm mục đích giảm tải áp lực đối với bộ máy hành chính.

Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự:

  • Trong quá trình tòa án thụ lý vụ việc, tòa án vẫn sẽ tiến hành hòa giải tại tòa án để các đương sự thỏa thuận với nhau, nếu không thành thì đưa vụ việc ra xét xử theo quy trình Luật tố tụng dân sự
  • Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định tại tòa sơ thẩm có thể thực hiện thủ tục phúc thẩm lên tòa án cấp cao hơn theo trình tự tố tụng dân sự.

b. Trường hợp 2: Giải quyết tại UBND

Điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân:

  • Đương sự lựa chọn giải quyết tại UBND
  • Đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ kể trên
  • Đương sự lựa chọn giải quyết tại UBND các cấp

Theo đó, thẩm quyền của UBND cũng có sự thay đổi đáng kể, từ 1 cơ quan có trách nhiệm bắt buộc giải quyết tranh chấp thì hiện nay UBND không bắt buộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà họ sẽ san sẻ cho Tòa án nhân dân.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau: thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
    • Nếu đương sự đồng ý kết quả giải quyết thì kết thúc tranh chấp.
    • Ngược lại các bên không đồng ý thì có thể khiếu nại lên UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự.
  • Trường hợp tranh chấp giữa 1 bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài: thẩm quyền sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
    • Nếu đương sự đồng ý kết quả giải quyết thì kết thúc tranh chấp.
    • Ngược lại, đương sự có quyền khiếu nại Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân

VD: Mảnh đất nhà bà Nguyễn Thị X đang ở hiện đang tranh chấp với hàng xóm vì bị hàng xóm lấn chiếm khoảng 1,5m chiều rộng và 15m chiều dài. Bà X chưa có giẩy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên bà có Sổ mục kê đất lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980. Theo các quy định tại Luật đất đai, trình tự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau: các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau. Trong trường hợp, các bên hòa giải không thành thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Tại UBND xã, nếu các bên hòa giải tại xã thành thì UBND cấp xã sẽ lập biên bản hòa giải thành; còn trường hợp các bên tranh chấp hòa giải không thành, bà X có thể  gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.

Có thể thấy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sự cập nhật, bổ sung và thay đổi so với Luật đất đai 2003. Thẩm quyền giải quyết cũng rõ ràng hơn, giảm tải áp lực tới bộ máy hành chính.

3. Một số vướng mắc trong thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án 

Trên thực tế, áp dụng pháp luật vẫn còn một vài vướng mắc như: theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 thì hòa giải tại UBND cấp xã là một thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai, kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, hiện nay, khi UBND triệu tập các bên để hòa giải trong nhiều trường hợp phía bị đơn không đến (mặc dù đã được tống đạt giấy triệu tập hợp lệ), do vậy, phát sinh trường hợp:

Khi bị đơn không đến thì Ủy ban nhân dân không thể tiến hành hòa giải được, trong biên bản hòa giải cũng không thể có chữ ký của bị đơn.

Nếu Ủy ban nhân dân có lập biên bản không hòa giải vì bị đơn không đến thì biên bản này có được coi là biên bản hòa giải không thành không và Tòa án có được căn cứ vào đó để thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự không?

Đây là một vấn đề vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án, cần phải được hướng dẫn một cách cụ thể trong thời gian tới để việc áp dụng pháp luật đất đai được thực hiện một cách thống nhất.

Ngoài ra, kết quả hòa giải thành tại Ủy ban nhân dân không có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên đương sự nên nếu sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải thành xong mà các bên không thực hiện thì phải xử lý như thế nào? Vì trong thực tế, có nhiều trường hợp trong thời gian chờ thực hiện kết quả hòa giải thành thì hết thời hiệu khởi kiện.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự và thủ tục mới nhất dựa trên Luật đất đai 2013 và các nghị định, thông tư hướng dẫn sửa đổi tính đến 2021. Rất mong phần nào giúp bạn đọc nắm rõ về trình tự cũng như xác định thẩm quyền giải quyết nhằm tiết kiệm thời gian giúp vụ việc được giải quyết nhanh chóng hơn.

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN