Giải Thể Doanh Nghiệp Là Gì | Điều Kiện Giải Thể Doanh Nghiệp

Tình hình dịch bệnh vừa qua đã “bào mòn” không ít sức lực của các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động hay dừng hoạt động. Đó chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mới thành lập dưới năm năm. Thành lập doanh nghiệp cần nhiều thủ tục khác nhau và đến khi giải thể doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cũng cần chú ý nhiều vấn đề khác nhau như giải thể doanh nghiệp là gì? khi nào được giải thể doanh nghiệp, thủ tục giải thể doanh nghiệp như thế nào? Để giúp các doanh nghiệp tự chủ trong mọi hoạt động, chiaseluat sẽ giúp các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tìm hiểu thêm về giải thể doanh nghiệp mới nhất 2022.

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là hoạt động làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành chính trong việc thanh lý doanh nghiệp của mình khi thuộc các trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền chủ động trong việc thực hiện thủ tục trả nợ và thanh lý các hợp đồng trong quá trình giải thể.

Căn cứ giải thể doanh nghiệp:

Theo khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo khoản 5 Điều 198, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”.

Về bản chất, giải thể doanh nghiệp diễn ra với hai hoạt động chính là hoạt động kinh tế (thanh lý, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (làm thủ tục để xóa tên doanh nghiệp nhằm rút khỏi thị trường).

2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Tại khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:

“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Do đó, chỉ cần doanh nghiệp:

  • Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến doanh nghiệp của mình;
  • Đảm bảo hoàn tất thanh toán ngay cả đối với những người quản lý liên quan đến doanh nghiệp khi cùng chịu trách nhiệm chung về các khoản nợ.
  • Không trong quá trình tranh chấp tại các cơ quan trọng tài và Tòa án

3. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

3.1. Giải thể doanh nghiệp bắt buộc

  • Khi công ty không có đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần cần có từ 3 thành viên trở lên và trong thời hạn 6 tháng liên tục không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc nhận được quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải quyết định và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể và gửi thông tin về việc giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế. (Xem thêm tại Điều 71 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Xem thêm: Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Doanh Nghiệp Là Gì | Tại Sao DN Bị Thu Hồi GCNDKKD 

3.2. Giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Giải thể doanh nghiệp tự nguyện dựa trên quyết định của chủ doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau như thua lỗ, lợi nhuận thấp, có mâu thuẫn nội bộ…

Giải thể theo Điều lệ của công ty quy định về thời hạn hoạt động.

4. Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

4.1. Giống nhau

Phá sản và giải thể doanh nghiệp đều dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu.

4.2. Khác nhau

Phân biệt giải thể và phá sản (giải thể doanh nghiệp mới nhất)
Phân biệt giải thể và phá sản (giải thể doanh nghiệp mới nhất)
Tiêu chí
Giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp phá sản
Căn cứ pháp lý Luật doanh nghiệp 2020 Luật phá sản 2014
Điều kiện Khi thuộc một trong các trường hợp sau:– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

–  Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

 

Doanh nghiệp phá sản khi thỏa mãn hai điều kiện: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ (doanh nghiệp không thực hiện thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán) và bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Loại thủ tục Thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với cơ quan hành chính nhà nước. Thủ tục Tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.
Người nộp đơn yêu cầu Chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu, hội đồng thành viên với Công ty TNHH; Tất cả thành viên của công ty hợp danh; Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần – Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản: Chủ nợ; Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông; Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã– Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cỏ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

 

Thứ tự thanh toán tài sản – Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.– Nợ thuế.

– Các khoản nợ khác.

– Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

 

– Chi phí phá sản.– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

– Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

 

Hậu quả pháp lý Doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp sau khi phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục – Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp và tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.– Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định.

– Nộp hồ sơ giải thể.

– Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

– Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản.– Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

– Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản.

– Triệu tập hội nghị chủ nợ.

– Phục hồi doanh nghiệp.

– Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Trên đây là những quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp mới nhất năm 2022. Để tìm hiểu rõ hơn quy trình cũng như được tư vấn phù hợp với từng loại doanh nghiệp, hãy để lại câu hỏi cho Chiaseluat hoặc liên hệ theo Hotline: 0326 111 491 để được giải đáp kịp thời.

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN