Giấy Phép Cho Thuê Lại Lao Động Và Một Số Điều Cần Biết

Cho thuê lại lao động (hay còn gọi là Cho thuê lại hợp đồng lao động) là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật lao động 2019. Doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh này cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định và đặc biệt là phải được cấp giấy phép cho thuê lại hợp đồng lao động bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Căn cứ pháp lý

Cho thuê lại lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 (hiệu lực từ 01/01/2021) và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Quy trình xin cấp Giấy phép cho thuê lại lao động

Để được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đảm bảo đã thành lập doanh nghiệp trước

Trước khi thực hiện xin cấp phép cho thuê lại hợp đồng lao động, thì doanh nghiệp cần phải đăng kí thành lập công ty, trong đó bắt buộc phải đăng kí kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động.

Hiện nay, thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư khá nhanh gọn, chỉ từ 6-8 ngày doanh nghiệp có thể hoàn thành xong tất cả các thủ tục.

Bước 2: Xin cấp giấy phép cho thuê lao động

Đề xin cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
  • Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
  • Không có án tích;
  • Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời gian 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép;
  • Doanh nghiệp đã thực hiện kỹ quỹ 2.000.000.000 (Hai tỷ Việt Nam Đồng)
  • Đăng kí kinh doanh có đăng kí kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động và đã được cấp giấy phép.

Hồ sơ xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Về cơ bản, thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động cũng không quá phức tạp. Doanh nghiệp đủ điều kiện có thể thực hiện hồ sơ cấp giấy phép bao gồm:

  • 01 Văn bản Đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu (Tải về)
  • 01 Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo mẫu (Tải về)
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch; các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật;
  • Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động). Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu

Quy trình xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Căn cứ Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

  • Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
  • Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

Thời hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Căn cứ Khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

  • Thời hạn của giấy phép tối đa là 60 tháng;
  • Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
  • Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạ còn lại của giấy phép đa được cấp trước đó.

Lời kết

Nhìn chung, để được cấp giấy phép cho thuê lại lao động cũng không quá rắc rối, song, thủ tục đòi hỏi công ty phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN