Luật Doanh Nghiệp 2020 Có Những Điểm Mới Gì?

Luật Doanh Nghiệp 2020 Có Những Điểm Mới Gì

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, thay thế hiệu lực của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Luật mới ra đời đã có tác động lớn đến việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp; đã tạo thuận tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn gia nhập thị trường nói riêng và trong quá trình đầu tư, kinh doanh nói chung. Dưới đây là những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020.

1. Thêm và thay đổi trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020, các trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật, bao gồm:

  • Doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
  • Chết, mất tích;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; – Bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù;
  • Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện hoặc giáo dục bắt buộc;
  • Bị hạn chế hạn hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
  • Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Theo đó luật mới đã bổ sung thêm và thay đổi đối với trường hợp cử người khác làm đại diện theo pháp luật sp với khoản 5 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014.

2. Thêm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Tại điểm g khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, đã bổ sung đối tượng không được thành lập doanh nghiệp là: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp

Tại điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

  1. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
  2. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, so với Luật doanh nghiệp năm 2014 thì luật mới đã bỏ quy định: “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

4. Thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp nhà nước, định nghĩa lại về DN nhà nước

Tại luật mới, doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau. Theo Điều 88, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm 02 loại hình:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

Luật doanh nghiệp mới đã mở rộng thêm Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

5. Bổ sung khái niệm người có quan hệ gia đình và sửa đổi khái niệm người có liên quan

Tại khoản 4 Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm khái niệm:

“Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.”

Khoản 23 Điều 4 sửa đổi quy định về người có liên quan. Trong đó sửa đổi lại các điểm a, c, d, đ tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 và bỏ quy định tại điểm h điều này.

a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;

c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;

d) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;

đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối.

Xem thêm: Cách đăng ký sở hữu bản quyền nhãn hiệu, thương hiệu chi tiết nhất 

6. Bỏ báo cáo thay đổi thông tin về người quản lý doanh nghiệp

Bãi bỏ quy định tại Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2014

Doanh nghiệp phải báo cáo với Phòng Đăng ký kinh doanh về thông tin của người quản lý doanh nghiệp đối với những người sau:

  1. Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
  2. Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
  3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”

7. Thay đổi, bổ sung các nội dung về Công ty TNHH 

  • Công ty TNHH 1 thành viên được tự do phát hành trái phiếu (Khoảng 4 Điều 74).
  • Công ty TNHH 2 thành viên được phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 46)
  • Cơ cấu công ty TNHH 2 thành viên có 11 thành viên trở lên không bắt buộc phải có Ban kiểm soát (Điều 54)
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có trách nhiệm công bố thông tin Tại Điều 73 Luật doanh nghiệp mới quy định: “Công ty TNHH 2 thành viên trở do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết phải tiến hành công bố thông tin.”

8. Điều chỉnh, thay đổi quy định về công ty cổ phần

Điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông. Theo khoản 2 Điều 115 Luật doanh nghiệp mới: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty có một số quyền như: Xem xét sổ biên bản, nghị quyết, quyết định, báo cáo tài chính của Hội đồng quản trị (HĐQT),..

Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể được chuyển nhượng (khoản 3 Điều 116)

Không được chào bán cổ phần riêng lẻ qua phương tiện thông tin đại chúng (khoảng 1 Điều 125)

Thay đổi điều kiện để tiến hành họp ĐHĐCĐ là cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết (khoản 1 Điều 145).

Biên bản họp HĐTV/ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực nếu chủ toạ và thư ký không ký (Khoản 3 Điều 60 và điểm i khoản 1 Điều 150).

Quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông: Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020 (khoản 1 Điều 166).

Quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông. Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 bỏ quy định liên quan đến thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông.

Tăng thêm quyền hạn cho ĐHĐCĐ như:

  • Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, Ban kiểm soát;
  • Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, Ban kiểm soát;
  • Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết.

Cổ đông có thể uỷ quyền cho nhiều người dự họp ĐHĐCĐ (khoản 1 Điều 144)

Tất cả cổ đông đều có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của HĐQT (khoảng 4 Điều 153).

Thành viên độc lập không được tham gia HĐQT quá 2 nhiệm kỳ (khoản 2 Điều 154).

Người quản lý có trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại của công ty. Theo Khoản 2 Điều 165 quy định: Thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020 chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.

Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên soát phải có bằng đại học chuyên ngành (Điểm a khoản 3 Điều 103 và khoản 2 Điều 168).

Xem thêm:

9. Thêm trường hợp thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách

Theo điểm d khoản 1 Điều 185 luật doanh nghiệp 2020 quy định thêm trường hợp thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách là: Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật

10. Thêm trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân được chuyển thành công ty cổ phần căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 205.

11. Tạm ngừng kinh doanh chỉ cần báo trước 3 ngày làm việc

Theo khoản 1 Điều 206 quy định: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thay vì 15 ngày như trước.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020, nếu còn thắc mắc và cần bổ sung các thông tin, vui lòng liên hệ với Chiaseluat theo Hotline 0326111491

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN