Thương Hiệu Là Gì | Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu

Thương hiệu và nhãn hiệu là 2 từ quen thuộc hay bị nhầm lẫn. Hãy cùng Chia sẻ luật phân biệt thương hiệu, nhãn hiệu qua bài viết sau.

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì
Thương hiệu là gì

1.1 Định nghĩa

Theo định của WIPO “ thương hiệu được xem như là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết về sản phẩm nào đó được cung cấp hoặc sản xuất bởi doanh nghiệp hay cá nhân nào đó”. Để tạo nên thương hiệu là cả một quá trình xây dựng, nó không chỉ mang đến mặt lý tính mà còn là cảm tính. Khách hàng có thể nhận ra thương hiệu khi họ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, chạm và cảm nhận.

Ví dụ: Unilever là thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới về hàng tiêu dùng nhanh, các nhãn hiệu nổi tiếng khác của nhà Uniliver như Lifebouy, Hazeline, Omo,… . Thương hiệu P&G cũng có nhiều nhãn hiệu như Olay, Downy, Pantene,… .

Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu. Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.

1.2 Điều gì tạo nên 1 thương hiệu?

Điều gì tạo nên 1 thương hiệu
Điều gì tạo nên 1 thương hiệu

Để tạo nên một thương hiệu, cần có sự kết hợp giữa 3 yếu tố sau:

  • Nhận diện thương hiệu: Tên thương hiệu, logo, màu sắc đặc trưng, âm thanh đặc trưng, bao bì,… . Đây là những thứ mang giá trị hữu hình mà khách hàng có thể sử dụng 5 giác quan để phân biệt.
  • Giá trị thương hiệu: Đây là những giá trị dựa trên cảm nhận. Ví dụ khi nói đến điện thoại Nokia thì người ta sẽ nghĩ đến độ bền. Trong khi đó Iphone sẽ đại diện cho đẳng cấp, tiên tiến.
  • Tính cách thương hiệu: Đây là phần hồn của thương hiệu. Ví dụ: Pepsi đã định hình cho mình với hình tượng tươi trẻ. Chính vì thế mọi hoạt động tuyên truyền quảng cáo của Pepsi đều thể hiện điều này. Đó cũng là lý do Pepsi tài trợ cho Rap Việt còn Coca Cola gì không. Coca cola sẽ thiên về cổ điển sum họp gia đình.

2. Nhãn hiệu là gì?

nhãn hiệu là gì – Chia sẻ luật
nhãn hiệu là gì – Chia sẻ luật

2.1 Định nghĩa nhãn hiệu

Căn cứ theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có giải thích rằng “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Nếu thương hiệu là phần hồn được khách hàng công nhận thì nhãn hiệu là phần xác được cơ quan chức năng công nhận. Nhãn hiệu là cơ sở để sản phẩm dịch vụ được bảo vệ trước những xâm phạm pháp lý.

2.2 Nhân tố cấu thành nhãn hiệu

Nhãn hiệu cũng bao gồm các thành phần trong nhận diên thương hiệu như tên thương hiệu, logo, kiểu chữ, hình ảnh đặc trưng, … mà những yếu tố này được pháp luật bảo hộ và được cấp quyền sở hữu. Tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về đăng ký nhãn hiệu. Ở Việt Nam, quá trình đăng ký thương hiệu thường tốn nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn để đảm bảo không bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn nhau. Quá trình này sẽ kéo dài từ 12-24 tháng hoặc thậm chí đến 36 tháng.

3. Phân biệt thương hiệu nhãn hiệu

Thương hiệu Nhãn hiệu
Thời gian Tùy vào định vị và khả năng của doanh nghiệp mà thời gian này có thể kéo dài hay ngắn. Việc tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng cần tốn rất nhiều thời gian và công sức. Dù vậy, có nhiều doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều năm vẫn không thành công.Vì khó hình thành nên sau khi hình thành cũng khó thay đổi. Đặc biệt đối với những công ty lâu đời như Coca Cola. Nhãn hiệu có thể tạo nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần hoặc thậm chí vài giờ. Nhãn hiệu được công nhận trước pháp luật nhanh nhất 12 tháng và chậm nhất 3 năm, đó là lý do nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.Nhãn hiệu cũng có thể thay đổi theo mong muốn công ty bất cứ lúc nào và không chịu nhiều ảnh hưởng tác động như việc thay đổi thương hiệu.
Tính sở hữu Vì là giá trị vô hình nên thường khó để định giá một cách chính xác. Thương hiệu là nhân tố vô cùng quan trọng đối với tổ chức. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể hoàn toàn quyết định thương hiệu vì nó nằm trong tâm trí của khách hàng nên phải đo lường và điều chỉnh từ từ. Đây là giá trị hữu hình nên doanh nghiệp có thể toàn quyền quyết định. Có thể thay đổi thậm chí xóa bỏ bất cứ lúc nào.
Khả năng bảo hộ Thương hiệu có thể bị đạo nhái về nhận diện nhưng về cốt lõi sẽ rất khó để đạo nhái vì đó thuộc về phần hồn thương hiệu và cảm nhận khách hàng. Hiện tại ở Việt Nam chưa có luật về đăng ký thương hiệu rõ ràng. Do vậy, đăng ký thương hiệu thường được xem là đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ 10 năm từ ngày nộp đơn và không giới hạn đăng ký.

4. Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu
Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu

Việc một người hoặc một tổ chức đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc để tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng lại bị người khác sử dụng, chiếm đoạt hoặc đăng ký trước thì sẽ không được pháp luật bảo vệ do không thực hiện đăng ký quyền cho đối tượng đó.

Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình trong thời hạn bảo hộ như:

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ, bất kỳ chủ thể nào sử dụng nhãn hiệu đó mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý đều là hành vi xâm phạm và sẽ bị xử lý theo pháp luật.
  • Tránh khả năng gây nhầm lẫn giữa các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm chỉ ra ai là người sản xuất, cung cấp dịch vụ. Theo quy định của pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối việc từ chối đăng ký nếu nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.

Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, đó là việc doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu của mình. Việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Bài viết đã chia sẻ nội dung phân biệt được thương hiệu và nhãn hiệu. Hiểu rõ được tầm quan trọng ấy nên hầu hết nhà quản trị có tầm nhìn đều rất quan tâm vấn đề này. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cũng tăng cao. Với quyền lợi đi kèm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Chia sẻ luật được nhiều khách hàng lựa chọn. Với hiệu quả dịch vụ và chi phí phải chăng, Chia sẻ luật tự tin là lựa chọn hợp lý nhất.

Mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hay cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Chia sẻ luật theo thông tin sau để được chuyên viên hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN