LƯU Ý VỀ TĂNG SỐ GIỜ LÀM THÊM LÊN 60 GIỜ/THÁNG

Ngày 23/03/2022 vừa qua, thay mặt UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 quy định về số giờ làm thêm trong 1 năm.

Theo đó, thời gian làm thêm của người lao động trong 1 năm sẽ được tăng lên trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ, thời gian làm thêm trong 1 tháng tối đa là 60 giờ (tương đương tối đa khoảng 2 giờ/ngày). Tuy nhiên, để tránh những hiểu lầm cho cả người lao động và người sử dụng lao động, nội dung bài viết sẽ làm rõ về chủ đề này dưới đây.

QUY ĐỊNH VỀ LÀM THÊM GIỜ

Làm thêm giờ được hiểu là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Bộ luật lao động 2019 cũng quy định, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

– NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định về làm thêm giờ và làm vào ban đêm, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

LÀM THÊM GIỜ PHẢI ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động, trường hợp người sử dụng lao động bắt ép người lao động làm thêm giờ có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 14, Nghị đinh 95/2013/NĐ-CP là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động.

Ngoài ra phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động từ 1 tháng đến 3 tháng nếu người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC LÀM THÊM GIỜ

Bộ luật lao động 2019 cũng quy định rất rõ về các trường hợp không được làm thêm giờ cụ thể:

– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;

– Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

– Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi…

Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua như một biện pháp thúc đẩy tình hình kinh tế sau khi trải qua 2 năm chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid. Quy định giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao kết quả kinh doanh đồng thời giúp người lao động có thể gia tăng thu nhập, nhất là trong tình hình vật giá đang ngày càng leo thang hiện nay.

Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động cũng cần nắm rõ các quy định để tránh trường hợp lợi dụng làm thêm giờ hoặc hiểu lầm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cả 2 bên. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng cần tuân thủ quy định, bảo đảm các chế độ về lương, thưởng và phúc lợi khác cho người lao động khi làm thêm giờ theo đúng Luật định

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN