Cập nhật quy định đăng ký nhãn hiệu theo thông tin mới nhất, hãy cùng Chia sẻ luật khám phá nhé
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là các yếu tố được xác định nhằm có thể phân biệt sản phẩm dịch vụ của tổ chức cá nhân này với sản phẩm dịch vụ tổ chức cá nhân khác. Các yếu tố để phân biệt nhãn hiệu dựa trên hình ảnh, chữ, hình vẽ, từ ngữ.
Nhãn hiệu được phân thành 2 nhóm:
- Nhãn hiệu hàng hóa (dùng để phân biệt hàng hóa)
- Nhãn hiệu dịch vụ (dùng để phân biệt dịch vụ).
Thương hiệu là những đặc trưng, ấn tượng, phân biệt của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu giúp ràng buộc người tiêu dùng với sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp thông qua mối quan hệ người tiêu dùng, do đó cần tốn nhiều thời gian để hình thành hơn. Song, để phát triển thương hiệu bền vững, bạn cần đăng ký nhãn hiệu để tránh tranh chấp.
2. Quy định mới nhất về đăng ký nhãn hiệu 2023
2.1. Tiêu chí đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu được đăng ký phải có dấu hiệu thấy được, có thể phân biệt được với nhãn hiệu khác.Ví dụ: Cocacola là sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu trên toàn thế giới. Doanh nghiệp sẽ không được đăng ký các tên sản phẩm dễ gây nhầm lẫn như Cocaacola, Cocacolaa,… .
2.2. Quy định đăng ký sở hữu nhãn hiệu
Nhãn hiệu được đăng ký cần phải đảm bảo những yếu tố sau:– Nhãn hiệu được thiết kế rõ ràng, khác biệt– Kích thước mẫu đăng ký là 8×8 cm– Không bị giới hạn về màu sắc– Ba yếu tố thông thường để cấu thành nhãn hiệu thông thường là phần hình, phần chữ, Slogan. Nhiều doanh nghiệp cũng có thể kết hợp ⅔ yếu tố không nhất thiết 3/3.
2.3. Quy định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu thường tốn khá nhiều thời gian. Việc chuẩn bị hồ sơ đúng và đủ theo quy định sẽ giúp tổ chức, cá nhân hoàn thành quá trình này tối ưu hơn. Sau đây là các loại giấy tờ mà người làm đơn cần chuẩn bị.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Thông tin về nhãn hiệu đăng ký như hình ảnh, tài liệu, mẫu nhãn hiệu muốn được đăng ký
- Đối với nhãn hiệu tập thể cần có quy chế sử dụng nhãn hiệu
- Bản thuyết minh về sản phẩm đăng ký nhãn hiệu nếu đăng ký nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh, nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương
- Văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu của Ủy ban nhân dân địa phương mà nhãn hiệu liên quan
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu tập thể liên quan địa danh, đặc sản địa phương)
- Giấy ủy quyền (nếu có sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu)
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)
- Chứng từ lệ phí
Lưu ý: Phải đảm bảo mọi thông tin trên hồ sơ là tiếng Việt phổ thông. Tài liệu được trình bày trên giấy A4 theo chiều dọc ngoại trừ sơ đồ, hình vẽ.
2.4. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Trường hợp có nhiều người nộp đơn để bảo hộ sản phẩm có kiểu dáng, hình ảnh dễ nhầm lẫn. Lúc này văn bằng bảo hộ chỉ cấp cho người có đơn hợp lệ có quyền ưu tiên hoặc nộp sớm nhất.Trường hợp có nhiều đơn đăng ký thỏa điều kiện như nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho 1 trong số những đơn đó, theo sự thỏa thuận của người nộp đơn. Nếu không có sự thống nhất các bên thì các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
2.5. Quy trình làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu
2.5.1. Tra cứu sở hữu thương hiệu
Đây là bước không bắt buộc. Tuy nhiên để đảm bảo hơn cho quá trình đăng ký thì người đăng ký không nên bỏ qua bước này. Thông qua bước này có thể biết được khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu sắp được đăng ký. Từ đó có những thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp tránh bị từ chối đăng ký.Thời gian tra cứu chuyên sâu từ 1-2 ngày.Hồ sơ chuẩn bị: 05 mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa dịch vụ sử dụng nhãn hiệu.
2.5.2. Kiểm tra hình thức đơn đăng ký
Tại bước này, nếu đơn đạt yêu cầu thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn. Đồng thời xác nhận ngày nộp đơn, số đơn hợp lệ. Tuy nhiên nếu không đạt yêu cầu thì Cục sẽ thông báo cho người làm đơn điều chỉnh.Thông thường quá trình này sẽ kéo dài khoảng 1 tháng.
2.5.3. Công bố đơn đăng ký
Sau 2 tháng kể từ ngày đơn được thông qua về hình thức, Cục sẽ đăng công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được phát hành hàng tháng.
2.5.4. Kiểm tra nộp dung đơn đăng ký
Nếu không có tranh chấp, khiếu nại khi đăng công báo, người làm đơn sẽ được thông báo đóng lệ phí thẩm định nội dung. Đây là quá trình chuyên sâu nhằm đảm bảo nhãn hiệu đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.Thông thường quá trình này sẽ kéo dài khoảng 7 tháng kể từ ngày công bố đơn.
2.5.5. Cấp văn bằng bảo hộ
Sau 1 tháng kể từ ngày được thông qua thẩm định nội dung, Cục sẽ thông báo cho người làm đơn yêu cầu hoàn tất phí để được cấp văn bằng bảo hộ, giấy đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ. Nếu không nộp phí theo thời hạn quy định xem như hủy đơn.2.6. Thời hạn đăng ký nhãn hiệuThời hạn bảo hộ hãn hiệu là 10 năm. Không giới hạn số lần gia hạn.
3. Dịch vụ đăng ký sở hữu nhãn hiệu
Thời gian đăng ký sở hữu nhãn hiệu từ 18-22 tháng, hoặc có thể lâu hơn nếu gặp tranh chấp hay phải điều chỉnh hồ sơ.
Vì thế dịch vụ đăng ký nhãn hiệu là giải pháp cho vấn đề này. Khi sử dụng dịch vụ, cá nhân tổ chức có thể yên tâm từ lúc làm hồ sơ đến khi bàn giao văn bằng. Mọi công đoạn đều được chuyên viên có chuyên môn thực hiện.
Đến với Chiaseluat.com, chúng tôi cam kết hài lòng cho quý khách hàng về chất lượng dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, giảm thiểu chi phí không phát sinh. Quý khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin theo yêu cầu và chờ bàn giao kết quả.
Dịch vụ hậu mãi giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển đường dài.Mọi thắc mắc liên quan đăng ký sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu, quyd khách hàng vui lòng liên hệ Chia sẻ luật theo thông tin sau để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm: