Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Doanh Nghiệp Là Gì | Tại Sao DN Bị Thu Hồi GCNDKKD

Doanh nghiệp giải thể không chỉ do ý chí của chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện mà doanh nghiệp sẽ phải giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn gọi là giải thể doanh nghiệp bắt buộc. Điều này xảy ra khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hãy cùng Chia sẻ luật tìm hiểu thủ tục, trình tự giải thể doanh nghiệp khi thu bị hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhé.

Khái Niệm Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Doanh Nghiệp Là Gì

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho các doanh nghiệp. Thông qua giấy phép kinh doanh, Nhà nước công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp, công ty hoặc hộ kinh doanh.

Thu hồi giấy phép kinh doanh là việc nhà nước không công nhận sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp hay doanh nghiệp không còn có tư cách pháp nhân nữa.

1. Căn cứ pháp lý

2. Giải thể doanh nghiệp bắt buộc được hiểu thế nào?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể để định nghĩa giải thể doanh nghiệp bắt buộc. Các doanh nghiệp thường hay gọi là giải thể công ty. Theo từ điển Tiếng Việt thì giải thể được hiểu là không còn tồn tại, làm cho không còn đủ điều kiện tồn tại như một chỉnh thể, tổ chức nữa.

Trên thực tế, giải thể là một thủ tục hành chính hợp pháp giúp doanh nghiệp rút khỏi thị trường mà vẫn đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Nếu đăng ký kinh doanh là sự khởi đầu của một doanh nghiệp thì giải thể doanh nghiệp là kết thúc, kết cục không mong muốn hoặc theo chủ đích của người quản lý doanh nghiệp.

Việc giải thể công ty được quy định khá rõ ràng, bài bản giúp các doanh nghiệp chủ động tiến hành hoạt động này. Trong một số trường hợp không mong muốn, công ty phải giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giải thể doanh nghiệp bắt buộc).

3. Khi nào doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

– Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

– Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;

– Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

– Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

– Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Tùy theo các trường hợp cụ thể trên mà có trình tự, thủ tục giải thể công ty khác nhau. Tuy nhiên, bước cuối cùng đều cần phải có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để giải thể doanh nghiệp.

4. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tuy các doanh nghiệp phải tiến hành giải thể bắt buộc theo quy định nhưng tùy vào từng trường hợp khác nhau mà doanh nghiệp có thể “chủ động” việc giải thể của mình hoặc “bị động” đợi Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4.1. Giải thể doanh nghiệp chủ động

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành thông báo

Cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời với thông báo.

  • Doanh nghiệp ra quyết định giải thể

Doanh nghiệp phải triệu tập họp ra quyết định giải thể khi nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày  nhận được quyết định đó.

  • Tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán khoản nợ

Công ty sẽ tổ chức thanh lý tài sản của công ty và thanh toán các khoản nợ như nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, nợ thuế, chi phí giải thể…

  • Nộp hồ sơ yêu cầu giải thể công ty

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Hoàn tất: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Trong thời 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4.2. Giải thể bị động

Sau khi nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng công ty không thể tiến hành giải thể vì những lý do như doanh nghiệp chưa thanh toán hết các khoản nợ; đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa á, trọng tài thương mại… Do đó, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp tiến hành như sau:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành thông báo

Cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời với thông báo.

  • Doanh nghiệp ra quyết định giải thể

Doanh nghiệp phải triệu tập họp ra quyết định giải thể khi nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nhận được quyết định đó.

  • Tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán khoản nợ

Công ty sẽ tổ chức thanh lý tài sản của công ty và thanh toán các khoản nợ như nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, nợ thuế, chi phí giải thể…

  • Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Giải thể doanh nghiệp nhanh chóng, đơn giản

Đối với tùy từng vụ việc mà thời gian tiến hành giải thể có thể khác nhau, có thể hơn một tháng nhưng nếu phức tạp có thể kéo dài hơn nửa năm. Các doanh nghiệp khi tự tiến hành làm thủ tục giải thể do đang bận giải quyết công việc nội bộ có thể bỏ sót, thiếu hồ sơ. Điều này khiến thời gian giải thể doanh nghiệp lâu hơn so dự định.

Do đó, để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhân lực thì Chiaseluat có hỗ trợ dịch vụ giải thể doanh nghiệp nhanh chóng bao gồm dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói với mức giá hợp lý nhất. Tư vấn đơn giản về giải thể công ty khi gọi cho chúng tôi hoặc để lại câu hỏi tại phần hỏi đáp.

Share:

Tóm tắt

Xem thêm

Gửi câu hỏi

Nhận thông tin pháp luật mới nhất

Trang thông tin chia sẻ pháp luật miễn phí

Phone: 0326 111 491
Email: chiaseluat216@gmail.com 

Address: Số 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN